Địa lý Lạc Việt

Kiến thức phong thủy

Sai lầm của một số Phương pháp coi tuổi

Bài viết này sẽ nêu rõ sự thất truyền và những sai lầm của phương pháp coi tuổi từ những di sản còn sót lại qua các bản văn chữ Hán. Trong bài viết về Luận tuổi Lạc Việt có nhắc đến rằng:

"Do sự sụp đổ của một nền văn minh Lạc Việt, với quốc gia Văn Lang bên bờ nam sông Dương Tử, từ hơn 2300 năm trước, nên nó đã thất truyền và sai lệch. Người đời sau, chỉ căn cứ vào những mảnh vụn còn sót lại, để ứng dụng và gây hiểu nhầm."

Để lập luận có tính chặt chẽ và thuyết phục, chúng ta sẽ đi từ nguồn cội của việc coi tuổi trai gái khi cưới nhau thông qua các bước trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt Cổ, sau đó chỉ ra các khuyết điểm trong phương pháp coi tuổi.

Nghi lễ cưới hỏi của người Việt Cổ

Trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt cổ (chính xác hơn là của tầng lớp quý tộc Việt cổ) gồm có 6 bước sau:

Lễ Nạp Thái

Giai đoạn đầu tiên chính là Lễ Nạp Thái (hay còn gọi là Chạm Ngõ - tức là mới ở ngoài ngõ, chưa vào đến cổng).

Các đôi nam nữ ngày xưa thường do mai mối giới thiệu. Sau khi bà mối (tiếng Nam Bộ là bà mai) bên nhà trai tìm được cô dâu ưng ý, Nhà trai sẽ đưa lễ vật đến nhà gái để xin đính ước.

Vào thời tối cổ, thường nhà trai mang theo một cặp chim nhạn (Chim xanh hoặc có thể thay bằng Ngỗng) kèm theo một tờ “hoa tiên” ghi tên, tuổi, ngày sinh của người con trai để nhà gái xem xét và chấp nhận cho việc đính hôn ấy. Chim Nhạn vốn là biểu tượng cho một tin tốt lành, một loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần.

Chim Nhạn xanh lễ vật Nạp Thái
Chim Nhạn xanh

"Thâm nghiêm, kín cổng cao tường

Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh".

Truyện Kiều - Nguyễn Du.

Lễ Vấn Danh

Cũng do bà mối dẫn dắt, nhà trai có thể cùng chú rể sang nhà cô dâu. Cô dâu có thể ra rót nước mời khách, để nhà trai và nhà gái có thể xem mặt cô dâu, chú rể.

Trong lễ này có vấn tuổi tác của cô dâu chú rể. Mục đích nguyên thủy chỉ để xem chú rể có thuộc dạng Chí Phèo truyền thống và cô dâu có bà con với Thị Nở trá hình không. Còn tuổi tác chỉ để chọn ngày tháng cưới (Tuổi cô dâu) và năm cưới (Tuổi chú rể).

Nhưng sau này bị biến tướng thành coi tuổi vợ chồng hợp khắc ra sao, sẽ trình bày chi tiết ở phần chứng minh bên dưới.

Lễ Nạp Cát

Nguyên thủy chỉ là lễ báo ngày giờ tốt để rước dâu.

Tuy nhiên, về sau bị biến tướng thành lễ báo cô dâu chú rể hợp tuổi để cưới. Trường hợp không hợp tuổi thì "xù". 

Lễ Nạp Trưng 

Lễ Nạp Trưng (hay còn gọi là Đám hỏi), là lễ nhà trai đem sính lễ đến cho nhà gái, làm bằng chứng cho sự hứa hôn chắc chắn. Tùy theo gia cảnh, nhưng thường là một cặp nhẫn cưới. Theo luật Hồng Đức thì nam nữ nghèo chỉ việc có miếng trầu, quả cau và nộp lệ phí ở làng là được về sống với nhau.

Người xưa còn có tục “hồi lễ”, nhà gái muốn bày tỏ tấm lòng với nhà trai, sau khi nhận lễ sẽ đem trả lại một phần hay toàn bộ sính lễ; hoặc nhà gái sẽ tặng lại nhà trai một bộ đồ để chú rể mặc trong ngày cưới chính thức.

Lễ Thỉnh Kỳ

Lễ này còn có tên gọi khác là Hỏi Ngày, là lễ xác định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới, mà nhà trai đưa ra trước đó, có được sự đồng ý của nhà gái hay không.

Lễ Nghênh Hôn

Lễ này còn có tên gọi là Thân Nghinh, là lễ rước dâu, đám cưới.

Lễ Thân Nghinh ở Huế
Lễ rước dâu ở Huế

Tục lệ cổ xưa là như vậy và chúng ta rõ ràng nhận thấy, việc coi tuổi hợp khắc là sản phẩm của hai nghi lễ cổ xưa bị biến tướng là lễ "Vấn Danh" và lễ "Nạp Cát". Lễ này bị biến tướng từ hàng ngàn năm trước, qua truyện Kiều, cũng thấy việc này:

"Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào "vấn danh"

Hỏi tên rằng :''Mã Giám sinh''

Hỏi quê rằng: ''Huyện Lâm Thanh cũng gần''.

Truyện Kiều - Nguyễn Du.

Tóm lại, sau khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miến Nam sông Dương tử, rất nhiều nội dung đã bị hiều lầm dẫn đến ứng dụng sai lệch và biến tướng. Các cụ nhà ta ngày xưa chủ yếu lấy "Môn đăng, hậu đối" (Chứ không phải "hộ" đối).

  • Nghĩa đen là cổng nhà và sau nhà bằng nhau.
  • Còn nói nôm là "Nồi nào úp vung đó".

Hay nói rõ hơn, chuyện coi tuổi vợ chồng, không có từ thời trước Bắc thuộc ở Việt tộc. Mà là bị biến tướng sau khi Hán hóa với những di sàn từ những phương pháp sai lầm.

Chứng minh những sai lầm của các phương pháp coi tuổi

Phương pháp luận tuổi theo Bát san giao chiếu

Phương pháp này còn được gọi là Bát san giao chiến. Phương pháp này cũng khá phổ biến.

Các thầy bà lấy 8 tuổi nữ theo Bát quái, phối với 8 tuổi nam cũng phân loại thành Bát quái. Hai tuổi này phối với nhau thành một cặp quẻ. Tùy theo tính chất quẻ để quyết định họ phối hôn tốt hay xấu.

Tổng các trường hợp theo phương pháp này có 64 trường hợp, hoặc xấu, hoặc tốt.

Phương pháp luận tuổi theo Cao Ly đồ hình

Phương pháp này lấy tuổi Nam theo Thập Thiên Can phối hợp với tuổi nữ theo Thập nhị Địa chi. Tùy theo sự phối hợp này - thí dụ Nam Giáp lấy vợ tuổi Sứu chẳng hạn - để phân định tốt xấu.

Tổng các trường hợp theo phương pháp này có 120 trường hợp, hoặc xấu, hoặc tốt.

Phương pháp luận tuổi theo Địa chi

Đây là phương pháp phổ biến nhất của các thầy bà dùng để phán cho các cặp đôi nam nữ.

Họ căn cứ theo tuổi tam hợp, nhị hợp hoặc tứ tuyệt, tứ hành xung (Nội dung này được trình bày chi tiết ở bài viết: Những kiến thức nền tảng của Luận tuổi Lạc Việt) để phán.

Tổng các trường hợp theo phương pháp này có 144 trường hợp, hoặc xấu, hoặc tốt.

Trong tất cả ba phương pháp đầu tiên này, thì phương pháp thứ ba này có xác xuất cao hơn cả. Nhưng sai lầm của phương pháp này là:

  • Chỉ sử dụng yếu tố Địa chi (Theo Năm). Như vậy, các trường hợp sinh cùng năm hoặc cùng cùng địa chi khác năm (Ví dụ Giáp Tý với Bính Tý,...) thì sẽ giống nhau hết.
  • Yếu tố thân mạng không được xét đến (Vận khí của năm sinh theo Lạc Thư Hoa giáp không được tính đến).

Xác xuất coi theo Địa chi tuy cao hơn hai phương pháp trên, xét về mặt toán học. Nhưng so với khoảng một tỷ cặp vợ chồng giả định trên thế giới này, sự chênh lệch vẫn là không đáng kể. Và rõ ràng về mặt lý thuyết còn rất khiếm khuyết.

Phương pháp coi theo lá số Tử Vi

Đây là phương pháp có xác xuất cao nhất.

Trong vòng một chu kỳ hoa giáp có: 60 năm x 12 tháng x 30 ngày x 12g = 259. 200 lá Tử vi.

Lục Thập Hoa Giáp
Hình minh hoạ nguyên tắc nạp âm Lạc thư hoa Giáp

Như vậy xác xuất cực kỳ cao với 259. 200 trường hợp nam nữ có thể phối hợp.

Ba phương pháp trên chỉ là con số lẻ. Nhưng không thể nào ông già 60 lấy đứa bé mới 1 tuổi được. Vợ chồng trung bình chênh nhau 15 tuổi là tối đa. Do đó, trong 60 năm chỉ có thể chọn trong 1/4 trong số 5.

Tức là xác xuất còn: 259. 200 /4 = 64.800 trường hợp. Như vậy, về mặt lý thuyết xác xuất vẫn ưu việt hơn hẳn ba phương pháp trên.

Tất nhiên, hy vọng sẽ không ai dẫn chứng trường hợp Đại gia Lê 74 tuổi, lấy cô vợ mới 23; hoặc đại gia Playboy 80 tuổi, quen vô số cô bồ nhí. Hay như bà minh tinh Hớn Coỏng lấy ông chồng mới 24 được.

Vì đây là những trường hợp rất đặc biệt và hiếm hoi, nên không thể vì thế lấy tuổi chênh lệch lên 50 để tổng hợp thành một lý thuyêt được.

Và dù có lấy lên đến tuổi chênh lệch 50 và xác xuất tăng lên đáng kể thì phương pháp này lại có những vấn nạn sau đây:

  • Thầy coi Tử Vi phải cực giỏi.

Thực tế, thầy cực giỏi chuyên ngành Tử Vi, cả thế giới này, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Bằng chứng là phương pháp này không hề phổ biến. Điều này là một bằng chứng cho thấy: để đôi tuổi vợ chồng qua Tử Vi xem tốt xấu rất khó.

  • Phương pháp đôi tuổi qua Tử Vi, thường là các cao thủ đối chiếu hai lá số có truyền tinh (sao) nhau hay không (Nói nôm na là có gần giống nhau hay không).

Nhưng chính vì bởi xác xuất rất cao đó, nên để có một cặp đôi có tính gần giống (từ chuyên môn gọi là truyền tinh) rất khó xảy ra. Phần lớn, những cặp đôi lấy nhau được, do các mối liên hệ khác thể hiện trên lá Tử Vi về mặt lý thuyết. Và để nhận thấy mối liên hệ này, không phải dễ dàng gì với những dạng thầy khả năng mang tính phổ biến.

Rõ ràng, tất cả các phương pháp đôi tuổi vợ chồng từ đơn giản đến phức tạp đều không hoàn hảo.

Nội dung bài tiếp theo trong chuỗi bài về chủ đề luận tuổi này là Những kiến thức nền tảng của Luận tuổi lạc việt (Lạc thư hoa giáp, nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành).

Bài viết khác